Thứ năm, 21/11/2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Thứ ba, 13/06/2023 529

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau về các đặc điểm giống và khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói). Thế giới đã trải qua hơn 100 năm của chặng đường bình đẳng giới. Nhìn lại những thành tựu và những tồn tại hiện nay của chặng đường đó, cả nhân loại phải thừa nhận thành quả của bình đẳng giới đã góp phần rất quan trọng vào sự tiến bộ chung của thế giới. Bình đẳng giới là cần thiết và có thể thực hiện được. ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Mặc dù vậy, việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam còn đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới là yếu tố quan trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới thuộc về tất cả các thể chế trong xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng. Gia đình là nơi định hình các quan hệ giới, truyền tải những chuẩn mực về giới và quyết định những cơ hội cho các thành viên gia đình. Gia đình là nơi đưa ra các quyết định cơ bản như: Số con, việc nuôi dạy con, phân bố thời gian và nguồn lực sản xuất, tiêu dùng và đầu tư cho tương lai… Thực tế cho thấy, gia đình có thể làm trầm trọng hơn định kiến giới hoặc có thể làm dịu đi sự phân biệt giới. Có thể nói, gia đình đóng vai trò quan trọng trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới

 

 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?