BÁO CÁO
Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao đến năm 2023
của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thành lập ngày 27/4/1977, trước đây là huyện Gia Khánh được thành lập năm 1906. Là huyện có vị trí liền kề, bao quanh 3 mặt bắc, tây, nam của thành phố Ninh Bình và tiếp giáp với các huyện: Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn; phía Tây giáp huyện Nho Quan, phía Nam giáp thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô; phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Hoa Lư là huyện bán sơn địa, nằm ở trung tâm của tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km về phía Bắc. Huyện có 11 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 10 xã; tổng diện tích đất tự nhiên là 10.348,7ha (gồm: 6.336,93 ha đất nông nghiệp; 3.499,66 ha đất phi nông nghiệp; 512,08 ha đất chưa sử dụng). Tổng dân số năm 2023 của huyện là 73.775 người, với 25.637 hộ).
Hoa Lư là mảnh đất có truyền thống lịch sử, văn hóa hàng ngàn năm, nơi đặt kinh đô của nước Đại Cồ Việt, Nhà nước Phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta, nơi phát tích ba triều đại Nhà Đinh, Nhà tiền Lê và Nhà Lý thế kỷ thứ X. Hoa Lư cũng là hậu cứ của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược.
Cùng với truyền thống lịch sử vẻ vang, với địa hình thuộc vùng bán sơn địa, là nơi chuyển tiếp giữa miền rừng núi và đồng bằng, xen kẽ nhiều thung lũng, hang động tự nhiên đã tạo nên phong cảnh thiên nhiên kỳ thú là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngày nay huyện Hoa Lư được biết đến với các khu du lịch hợp thành quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng như: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động; Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư; đặc biệt Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, huyện Hoa Lư còn được biết đến với nhiều hoạt động lễ hội truyền thống đặc sắc, nổi tiếng như Lễ hội Hoa Lư (đền Đinh-Lê); Lễ hội đền Thái Vi; Lễ hội đền Trần; Lễ hội động Hoa Lư; Lễ hội làng Xuân Vũ, Đông Hội...).
Cùng với tiềm năng, lợi thế to lớn về du lịch, Hoa Lư với vị trí bao bọc, liền kề thành phố Ninh Bình và có ưu thế về giao thông cả về đường thuỷ (Sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Sào Khê, sông Chanh…), đường bộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38, Đường du lịch Bái Đính - Kim Sơn, Đường 477) và đường sắt Bắc Nam là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
- Trong những năm qua, dù còn gặp không ít khó khăn, thách thức, song với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân trên địa bàn, huyện Hoa Lư đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và phát triển vững chắc trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (năm 2011 cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng 67%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 7,26%; thương mại, dịch vụ 25,75%. Đến năm 2022, cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng 72,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 5,2%; thương mại, dịch vụ 22,5%) thu ngân sách hằng năm luôn vượt chỉ tiêu đề ra; lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển; công tác giảm nghèo, chính sách xã hội luôn được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2022 còn 1,42%; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được những kết quả tích cực. Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được đổi mới ngày các tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố tăng cường.
- Huyện Hoa Lư là đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo Quyết đinh số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ (tháng 12/2016). Đến nay, toàn huyện có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thị trấn Thiên Tôn đạt chuẩn "Văn minh đô thị" năm 2017, huyện Hoa Lư đã đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao. Những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho diện mạo nông thôn mới huyện Hoa Lư khởi săc, nhận thức, vị thế của người nông dân được nâng lên rõ rệt, là chủ thể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
2. Thuận lợi
2.1 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương của ý Đảng, lòng dân, là sự quan tâm và chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên ngay từ khi triển khai thực hiện cả hệ thống chính trị của huyện vào cuộc, phát huy mọi nguồn lực và sức mạnh toàn dân, chung sức, đồng thuận, quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
2.2 Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Trung ương và tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, hướng dẫn kịp thời để thúc đẩy phong trào, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện.
Đặc biệt, với hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh; chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 tại Nghị quyết 32/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh; chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại Đề án số 06 và 14/ĐA-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình, nhất là chính sách để lại 100% kinh phí đấu giá trị quyền sử dụng đất cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã trở thành động lực và nguồn lực to lớn khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân huyện Hoa Lư triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong suốt giai đoạn 2011-2016 và là tiền để để huyện Hoa Lư phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trong những giai đoạn tiếp theo.
2.3. Huyện Hoa Lư tuy có diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính không nhiều nhưng đã hội tụ được rất nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, nhất là về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và du lịch, dịch vụ, cụ thể:
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn huyện có hơn 3.500 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; trong đó, có các cơ sở sản xuất lớn như như: Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình (công suất 150.000 tấn NPK/năm và 300.000 tấn phân lân nung chảy); Nhà máy xi măng Duyên Hà (công suất 2,4 triệu tấn/năm); Nhà máy xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm) và 02 làng nghề truyền thống: Đá mỹ nghệ Ninh Vân và thêu ren Ninh Hải.
- Du lịch, dịch vụ: Trên địa bàn huyện có 03 khu du lịch lớn là Tràng An, Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc - Bích Động nên hoạt động du lịch - dịch vụ của huyện phát triển mạnh mẽ với khoảng 3.500 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và nhà hàng, khách sạn đang hoạt động có hiệu quả, thu hút được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan, du lịch.
- Là huyện ven đô nằm trong quy hoạch chung phát triển đô thị thành phố Ninh Bình định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nên việc huy động nguồn lực từ đấu giá trị quyền sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới có nhiều thuận lợi, khả năng thanh toán đầu tư xây dựng nông thôn mới cao hơn các huyện khác trong tỉnh.
- Hoa Lư với vị trí bao bọc, liền kề thành phố Ninh Bình và có ưu thế về giao thông cả về đường thuỷ (Sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Sào Khê, sông Chanh…), đường bộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38, Đường du lịch Bái Đính - Kim Sơn, Đường 477) và đường sắt Bắc Nam là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
3. Khó khăn
Bên cạnh các thuận lợi nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Hoa Lư còn gặp không ít những số khó khăn, thách thức:
- Bước vào xây dựng nông thôn mới, nền kinh tế của huyện chủ yếu là thuần nông, sản xuất nhỏ lẻ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chưa phát triển, thu nhập của người dân còn thấp.
- Là huyện có địa hình khá phức tạp, diện tích canh tác không nhiều, chủ yếu đồng chiêm trũng xen lẫn núi đá, điều kiện canh tác khó khăn.
- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể khi mới triển khai thực hiện còn hạn chế; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao; một bộ phận người dân chưa hiểu hết được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào đầu tư của nhà nước.
- Nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao rất lớn, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách còn hạn chế; việc huy động nguồn đóng góp của nhân dân gặp khó khăn; bên cạnh đó dịch bệnh trên người và trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đặc biệt là dịch bệnh COVID-19, dịch Tả lợn Châu Phi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.
- Lực lượng lao động tuy dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa, môi trường... trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp, cần nguồn đầu tư lớn.
- Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, Hoa Lư cũng có điểm xuất phát tương đối thấp: Năm 2011 bình quân toàn huyện mới đạt 6,5 tiêu chí/xã; có 02 xã đạt 8 tiêu chí; 03 xã đạt 7 tiêu chí; 04 xã đạt 06 tiêu chí; 01 xã đạt 04 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ở mức 12,05 triệu đồng/ người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn cao ở mức 12,35%.
- Huyện Hoa Lư là một trong những huyện đầu tiên trong cả nước thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, nên việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn.
II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Văn bản của Trung uơng
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 25/2021/QH ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Đầu tư công;
- Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyêt số 25/NQ/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025;
- Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025;
- Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025;
- Quyết định 18/2022/QĐ- TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi Quyết định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011-2020 và các văn bản khác của các cơ quan, các bộ, ngành Trung ương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Văn bản của tỉnh Ninh Bình
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về ban hành quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 06/01/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc triển khai thực hiện Nghị quyêt số 08-NQ/TU ngày 08/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 07/3/2023 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình năm 2023;
- Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Quyết định 794/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Các văn bản khác của các cơ quan, sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
3. Văn bản của huyện Hoa Lư
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/7/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Chương trình hành động số 05-CTr/HU ngày 10/8/2021 của Huyện ủy Hoa Lư về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết số số 39/NQ-HĐND ngày 23/12/2021 của Hội đồng nhân dân huyện Hoa Lư về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 huyện Hoa Lư;
- Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 23/12/2021 của Hội đồng nhân dân huyện về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2020-2025;
- Nghị quyết số 83/NQ- HĐND ngày 26/7/2022 của HĐND huyện về việc thông qua Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND huyện Hoa Lư về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025;
- Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 15/7/2022 của UBND huyện Hoa Lư về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025;
- Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 06/12/2021 của UBND huyện về việc xây dựng huyện Hoa Lư đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao;
- Kế hoạch 132/KH-UBND ngày 30/8/2022 về việc Triển khai Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 17/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Thông báo số 744-TB/TU ngày 28/6/2022 của Tỉnh ủy về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Hoa Lư về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.
- Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 06/01/2023 về việc Rà soát các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và các thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 15/3/2023 của Ban Chỉ đạo thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới huyện về việc thực hiện truyền thông phục vụ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2023.
- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 10/3/2023 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện mô hình xã thông minh.
- Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 13/3/2023 của UBND huyện về việc hoàn thiện các tiêu chí và hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.
- Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 13/3/2023 của UBND huyện về việc thực hiện chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 23/3/2023 của UBND huyện về việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoa Lư năm 2023.
III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Huyện Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2016 theo Quyết định số 2410/QĐ – TTg ngày 09/12/2016. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội. Để tổ chức thực hiện, huyện đã tổ chức rà soát, đánh giá các tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao theo từng tiêu chí, từng giai đoạn, từ đó ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Đề án, Kế hoạch và nhiều văn bản khác để xây dựng huyện Hoa Lư đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao. Đồng thời, tổ chức phát động phong trào thi đua "Hoa Lư chung sức xây dựng nông thôn mới" đến các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn và nhân dân tạo sự ủng hộ, đồng thuận cao chung sức xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện. Chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; các công trình đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng do đó giảm thiểu được đáng kể kinh phí trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
a) Công tác truyền thông
Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai sâu rộng tới mọi tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú nhằm cung cấp thông tin để Nhân dân hiểu được mục đích, nội dung và ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh huyện, Đài truyền thanh các xã tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của trung ương, của tỉnh, của huyện về xây dựng nông thôn mới để cán bộ và Nhân dân biết, thực hiện.
Huyện đã phát động phong trào thi đua "Hoa Lư chung sức xây dựng nông thôn mới", Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; phát động các phong trào "Giảm nghèo bền vững", "Thắp sáng làng quê", "hộ nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi"; xây dựng các mô hình: "Nhà sạch vườn đẹp", "Thùng rác xanh, môi trường sạch", xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường bích họa, tuyến đường "xanh, sạch, đẹp, an toàn"; tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở; tự quản an toàn giao thông; tổ phụ nữ 5 không 3 sạch; camera an ninh phòng chống tội phạm...Triển khai thực hiện vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công, nguyên vật liệu và hiến đất, tài sản xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
b) Công tác tập huấn
Ban Chỉ đạo huyện phối hợp với Văn phòng điều phối tỉnh và các xã trên địa bàn mở 253 lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề và hội nghị lồng ghép về nông thôn mới cho hơn 15.000 lượt cán bộ thuộc Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã, ban phát triển thôn, xóm tham gia xây dựng NTM và Nhân dân (trong đó có 03 lớp bồi dưỡng kỹ năng vi tính cho cácn bộ trực tiếp tham gia Ban quản lý cấp xã, 12 lớp chuyên đề kiến thức xây dựng nông thôn mới, đối tượng chủ yếu trong Ban phát triển thôn và Ban quản lý xã; 02 lớp tập huấn về công tác dồn điền đổi thửa, còn lại là các hội nghị tập huấn lồng ghép). Tổ chức đoàn đi thăm quan học tập các mô hình xây dựng nông thôn mới, mô hình sản xuất ở trong và ngoài tỉnh.
3. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình
Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về thành lập bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, huyện Hoa Lư thường xuyên kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện đến cấp xã và các thôn, xóm.
Để thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, ngày 15/01/2021 UBND huyện đã bàn hành Quyết định số 49/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Trưởng ban Chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch UBND huyện và 26 thành viên Ban Chỉ đạo là các phó chủ tịch UBND huyện và trưởng các phòng, ban, ngành đoàn thể của huyện. Đồng thời UBND huyện Hoa Lư đã ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 về việc thành lập VPĐP chương trình MTQG xây dựng NTM huyện giai đoạn 2021-2025. Đến nay, huyện thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo và VPĐP khi có sự thay đổi các thành viên để kịp thời thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, hệ thống quản lý Chương trình ở các cấp từ huyện đến cơ sở được quan tâm kiện toàn, củng cố; có sự phân công, phân cấp phụ trách lĩnh vực và địa bàn cụ thể; công tác kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc và giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở được tăng cường.
4. Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện
Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh: Ban Chỉ đạo và UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc các chính sách xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của tỉnh. Ngoài ra huyện Hoa Lư đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như: Trong năm 2022, UBND huyện đã xây dựng và trình HĐND huyện phê chuẩn Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 15/7/2022 về thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 20 nội dung hỗ trợ về phát triển kinh tế hạ tầng, phát triển nông nghiệp – kinh tế nông thôn, vệ sinh môi trường và văn hóa. Đồng thời, huyện Hoa Lư đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND huyện về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ trong xây dựng NTM mới nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, trong đó có các chính sách khen thưởng đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và các thôn xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.
5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Tổng vốn huy động từ các nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới đến ngày 31/12/2022 đạt 5.750.970 triệu đồng, gồm:
- Ngân sách Trung ương: 41.355 triệu đồng; chiếm 0,72%;
- Ngân sách tỉnh: 248.971 triệu đồng; chiếm 4,33%;
- Ngân sách huyện: 1.924.469 triệu đồng; chiếm 33,46%;
- Ngân sách xã: 585.004 triệu đồng; chiếm 10,17%;
- Vốn huy động doanh nghiệp: 231.417 triệu đồng, chiếm 4,02%;
- Vốn nhân dân đóng góp[1]: 2.007.213 triệu đồng, chiếm 34,90%.
- Vốn vay tín dụng : 712.541 triệu đồng; chiếm 12,39%.
PHẦN II
KẾT QUẢ XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
1. Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 (tại Quyết định số 2410/QĐ - TTg ngày 09/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016).
2. Số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định
2.1. Số xã đạt chuẩn theo quy định:
- Tổng số xã trên địa bàn huyện: 10 xã;
- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 10 xã;
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%;
- Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu: 06 xã;
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu: 60,0%.
2.2. Số thị trấn đạt chuẩn theo quy định:
- Tổng số thị trấn trên địa bàn huyện: 01 thị trấn;
- Số thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh: 01 thị trấn;
- Tỷ lệ số thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh: 100%.
II. KẾT QUẢ XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
1. Tiêu chí số 1 - Về quy hoạch
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Chỉ tiêu 1.1: Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn.
- Chỉ tiêu 1.2: Công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
* Chỉ tiêu 1.1. Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn
Huyện Hoa Lư đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 tại Quyết định số 2410/QĐ-TTg ngày 09/12/2016. Hiện tại 100% các xã trên địa bàn huyện đạt Tiêu chí về Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới;
Huyện Hoa Lư nằm trong đô thị Ninh Bình, trên địa bàn có 02 đồ án quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
- Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có tổng quy mô diện tích 21.052 ha; quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 28,5 vạn người, đến năm 2030 là khoảng 40 vạn người; Thời điểm hiện tại, nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 08/02/2023 với phạm vi ranh giới được bổ sung mở rộng với quy mô khoảng 23.242 ha; quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 41 – 43 vạn người, đến năm 2040 khoảng 54-56 vạn người.
Các khu chức năng được cụ thể hoá và xác định theo từng Khu vực phân khu, cụ thể các Khu vực quy hoạch phân khu (QHPK) trên địa bàn huyện gồm:
+ Quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C (thuộc Khu vực QHPK phía Bắc) trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt tại Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 24/4/2015: có tổng quy mô diện tích 3.257,26 ha; quy mô dân số 17.000 người.
+ Quy hoạch phân khu Khu 4-1: (quy hoạch trung tâm Ninh Hải – Ninh Thắng) trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt tại Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 17/02/2020: có tổng quy mô diện tích 421,12 ha; quy mô dân số 15.235 người.
+ Quy hoạch phân khu Khu 4-4 (thuộc Khu vực phân khu nông thôn) trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 03/12/2020: có tổng quy mô diện tích 3.278,80 ha; quy mô dân số 53.600 người.
+ Quy hoạch phân khu Khu vực trung tâm Ninh Vân (thuộc Khu vực QHPK khu 4-2) trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt tại Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 22/9/2022: có tổng quy mô diện tích 360,91 ha; quy mô dân số 15.500 người.
+ Quy hoạch phân khu xây dựng các khu vực trong Quần thể danh thắng Tràng An (các khu 3-1, 3-2, 3-3 trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 29/3/2023: có tổng quy mô diện tích 6.035 ha, quy mô dân số 35.000 người.
- Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình: có diện tích đất tự nhiên 12.252 ha (Khu di sản quần thể danh Thắng Tràng An có diện tích 6.226 ha và Vùng đệm bao quanh Khu di sản có diện tích 6064,1ha); quy mô dân số: dự báo đến năm 2020 là 47.200 người, tốc độ tăng trung bình khoảng 0,9%/ năm; dự báo đến năm 2030 là 51.110 người, tốc độ tăng trung bình khoảng 0,8%/ năm. Trong đó:
+ Khu di sản quần thể danh Thắng Tràng An có diện tích 6.226 ha, gồm vùng cấm xây dựng 3.460 ha và vùng hạn chế xây dựng 2.766 ha (kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt); dân số hiện trạng là 17.036 người giữ tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2020 là 0,9% và giai đoạn đến 2030 là 0,8%, đến năm 2020 dân số khoảng 18.000 người, năm 2030 khoảng 19.640 người.
+ Vùng đệm bao quanh Khu di sản có diện tích 6064,1ha: là vùng được phép xây dựng và cần kiểm soát nghiêm ngặt, được chia thành 4 khu vực (Khu Bái Đính (phía Tây), Khu Trường Yên (phía Bắc), Khu Ninh Nhất-Ninh Tiến (phía Đông), Ninh Thắng-Ninh Hải (phía Nam)); quy mô dân số: hiện trạng là 27.295 người, đến 2030 khoảng 31.470 người.
+ Tỷ lệ lập quy hoạch phân khu trên địa bàn huyện đạt 05/05 quy hoạch phân khu, đạt tỷ lệ 100%.
- Từ khi có các quy hoạch phân khu, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã tìm đến huyện Hoa Lư để đầu tư dự án trên địa bàn, nhằm cụ thể hóa chính sách thu hút đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ.
Quy hoạch chi tiết một số khu chức năng gồm:
+ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 08/5/2015 được điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 1596/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 với tính chất xây dựng làng nghề tập trung đáp ứng nhu cầu sản xuất đá mỹ nghệ của hộ gia đình và doanh nghiệp chế tác đá mỹ nghệ tại địa phương, góp phần khôi phục phát triển bền vững làng nghề, kết hợp tham quan du lịch, cải thiện điều kiện sản xuất và bảo vệ môi trường, cảnh quan làng nghề.
+ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dịch vụ sản xuất kinh doanh tại xã Ninh An và xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 05/3/2018 với tính chất là khu dịch vụ, sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có công nghệ sạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
+ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái trải nghiệm nông nghiệp tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 với tính chất là khu du lịch sinh thái trải nghiệm nông nghiệp, trải nghiệm nghề thủ công truyền thống, công trình resort nông thôn...
Ngoài ra đã thu hút được nhiều nhà đầu tư xây dựng các khu dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, trưng bày...trên địa bàn, một số dự án như:
+ Dự án đầu tư khu dịch vụ nhà hàng cao cấp và kinh doanh, giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ tại xã Ninh Thắng của Công ty TNHH Sen vàng Hoa Lư
+ Dự án đầu tư xây dựng xưởng thêu và khu dịch vụ du lịch làng nghề tại xã Ninh Hải của Công ty TNHH thêu Minh Trang
+ Dự án đầu tư xây dựng Khu thương mại tổng hợp Thịnh Hưng tại xã Ninh Giang của DNTN Thịnh Hưng
+ Dự án xây dựng khu dịch vụ thương mại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân tại xã Ninh An của Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Cường Thịnh Vượng
* Chỉ tiêu 1.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt
Về hạ tầng kỹ thuật: Cơ bản đã được hình thành theo định hướng quy hoạch chung đô thị Ninh Bình. Một số dự án tiêu biểu như:
- Xây dựng cầu Bến Mới kết nối giữa tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thuộc dự án tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sử dụng vốn vay EDCF – Giai đoạn I được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 138/QĐ-BGTVT ngày 16/01/2017;
- Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2228/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2018;
- Dự án xây dựng tuyến đường Đinh Tiên Hoàng (giai đoạn II) được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt dự án tại Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 và phê duyệt điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 306/QĐ-UBND ngày 31/3/2022;
- Dự án đầu tư Xây dựng kênh kết hợp đường Vạn Hạnh (giai đoạn I) được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt dự án tại Quyết định số 1410/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 và phê duyệt điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 307/QĐ-UBND ngày 31/3/2022;
- Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 31/10/2016;
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cải tạo, nâng cấp tuyến đường trục chính từ cổng làng nghề đến cụm công nghiệp được UBND huyện Hoa Lư phê duyệt dự án tại Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 08/01/2021;
- Xây dựng cầu kết nối làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân và làng nghề thêu ren Ninh Hải, huyện Hoa Lư được UBND huyện Hoa Lư phê duyệt dự án tại Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 31/12/2021;
Ngoài các dự án nêu trên, UBND huyện còn triển khai đầu tư xây dựng các dự án Xây dựng CSHT các khu dân cư mới theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; Các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình nông nghiệp; y tế; văn hoá; giáo dục...
Các quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các dự án đầu tư trên địa bàn và các Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch phân khu đã được duyệt
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 1 - Quy hoạch, theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tiêu chí số 2 - Về giao thông
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Chỉ tiêu 2.1: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa.
- Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,…), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.
- Chỉ tiêu 2.3: Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
* Chỉ tiêu 2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa
Hiện nay, 100% km đường huyện do huyện quản lý đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đo thị hóa; tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%.
Các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ thường xuyên đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp nên thuận tiện cho việc tham gia giao thông của người và phương tiện, thuận tiện cho giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư.
* Chỉ tiêu 2.2. Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định, được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp
Toàn bộ các tuyến đường trên địa bàn huyện được đầu tư hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đồng bộ ( Biển báo, đèn tín hiệu, vạch đường, biển chỉ dẫn …..); các tuyến đều được trồng cây xanh tại các vị trí đủ điều kiện (đảm bảo hành lang an toàn giao thông); công tác bảo trì hàng năm được Ban quản lý vốn sự nghiệp giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện (theo ủy thác của Bộ giao thông vận tải) đối với các tuyến Quốc lộ; các tuyến còn lại được duy tu bảo dưỡng từ nguồn kinh phí của huyện.
* Chỉ tiêu 2.3. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư có quy hoạch bến xe khách phía Bắc thành phố Ninh Bình đặt tại xã Ninh Hòa. Đến nay, Bến xe khách phía Bắc trung tâm huyện Hoa Lư đã được xây dựng đáp ứng tiêu chí bến xe loại 3 và được công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách (QCVN 45:2012/BGTVT).
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 2 - Giao thông, theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tiêu chí số 3 - Thủy lợi và phòng, chống thiên tai:
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Chỉ tiêu 3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số.
- Chỉ tiêu 3.2. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.
- Chỉ tiêu 3.3. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
* Chỉ tiêu 3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số.
- Trên địa bàn huyện Hoa Lư có 02 đơn vị chịu trách nhiệm quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn: Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện Hoa Lư và Ủy ban nhân dân các xã (quản lý hệ thống kênh mương cấp II, III). Trong những năm qua, Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện Hoa Lư và Ủy ban nhân dân các xã quản lý, khai thác, vận hành có hiệu quả, bền vững các công trình thủy lợi, trạm bơm, kênh mương, đê, kè, cống, đập,… Công tác quản lý, khai thác, vận hành đảm bảo theo phương án bảo vệ công trình thủy lợi được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt. UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều thành lập Tổ thủy nông và quy chế hoạt động, phân công vận hành, điều tiết nước. Hằng năm, hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi luôn được quan tâm triển khai đánh giá tại hai thời điểm trước và sau mùa mưa bảo đảm an toàn, hệ thống vận hành điều tiết nước đạt tiêu chuẩn quy định trước mùa mưa bão.
- Đánh giá theo điểm: Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số, đánh giá được 85 điểm, đạt mức: Tốt
* Chỉ tiêu 3.2: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.
Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân trên địa bàn nội dung kiểm soát, xử lý nguồn nước thải từ sinh hoạt, hoạt động sản xuất chăn nuôi và các hoạt động kinh doanh cũng như nuôi trồng thủy sản của đơn vị trước khi thải ra môi trường. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các phòng, ban đơn vị liên quan, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban nhân dân các xã kết quả: Không để xảy ra vi phạm về nguồn nước xả thải vào các công trình thủy lợi trên địa bàn.
* Chỉ tiêu 3.3: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; hằng năm, xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo phương châm “4 tại chỗ” được phê duyệt theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm, kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm, kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với bão mạnh, siêu bão. Xác định phòng, chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được thường xuyên phát sóng trên hệ thống đài phát thanh huyện, cụm truyền thanh các xã và được phát tăng thời lượng, truyền tải kịp thời các bản tin, công điện chỉ đạo của các cấp về phòng, chống, ứng phó thiên tai trong thời điểm diễn ra các đợt bão, lũ, để các cấp chính quyền địa phương, cơ sở và người dân chủ động thực hiện.
Đánh giá theo điểm:Nội dung phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại, đánh giá được 90 điểm, đạt mức: Tốt
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 3 - Thủy lợi và phòng, chống tiên tai, theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tiêu chí số 4 - về Điện
a. Yêu cầu của tiêu chí:
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Hiện nay trên địa bàn huyện Hoa Lư có tổng số 187 trạm biến áp với tổng công suất là 62.570 kVA.
+ Tổng số km đường dây trung thế là 76,602 km
+ Tổng số km đường dây hạ thế là 257,542 km
+ Tổng số hộ sử dụng điện là 24.903 hộ.
+ 100% khu trung tâm xã, thị trấn có điện chiếu sáng, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn đạt 100%.
Hệ thống lưới điện của huyện Hoa Lư đã đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đường dây trung áp, trạm biến áp, đường dây hạ áp, hệ thống công tơ đo đếm điện năng và đường dây dẫn về các hộ gia đình tương đối tốt; đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định và liên tục phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã.
Hệ thống điện đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối liên xã theo các thông số quy định về hệ thống điện phân phối, đảm bảo phù hợp với tình trạng và yêu cầu của hệ thống điện các xã về nhu cầu truyền tải điện năng, kết nối giữa các hệ thống, sự phù hợp về kỹ thuật của ngành điện và theo quy hoạch.
+ Lộ 974 TG Tràng An: Cấp điện cho địa bàn TT. Thiên Tôn, Ninh Mỹ, Ninh Giang
+ Lộ 973 TG Tràng An: Cấp điện cho địa bàn xã Ninh Hòa, Trường Yên
+ Lộ 973 TG Ninh Vân: Cấp điện cho địa bàn xã Ninh Hải, Ninh Thắng
+ Lộ 972 TG Ninh Vân: Cấp điện cho địa bàn xã Ninh Vân
+ Lộ 972 TG Hợp Bình: Cấp điện cho địa bàn xã Ninh Khang, Ninh Mỹ
+ Lộ 971 TG Ninh Vân: Cấp điện cho địa bàn xã Ninh An
+ Lộ 971 Nam Thành: Cấp điện cho địa bàn xã Ninh Xuân
Toàn bộ hệ thống điện thuộc địa bàn huyện Hoa Lư đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định nêu trong Quyết định số 2332/QĐ-BCT ngày 07/11/2022 của Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận tiêu chí về điện trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.
Một số điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn huyện đến nay đã được khắc phục và có phương án đảm bảo an toàn do vậy trên địa bàn huyện không còn điểm nào vi phạm hành lang an toàn lưới điện; không có điểm vi phạm khoảng cách pha đất.
Chất lượng điện áp đối với phụ tải điện trên địa bàn huyện trong điều kiện vận hành bình thường độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện năng. Đối với lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ - 10% đến +5%.
Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn trên địa bàn huyện có 24.903 hộ/24.903 hộ đạt tỷ lệ 100%.
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 4 - Điện theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tiêu chí số 5 - Về Y tế - Văn hóa - Giáo dục
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Chỉ tiêu 5.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥ 95%.
- Chỉ tiêu 5.2: Có công viên, hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao.
- Chỉ tiêu 5.3: Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả.
- Chỉ tiêu 5.4: Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Chỉ tiê 5.5: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục: Cấp độ 2.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
* Chỉ tiêu 5.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥ 95%.
Hiện nay, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn huyện đạt theo yêu cầu của tiêu chí
* Chỉ tiêu 5.2: Có công viên, hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao.
Thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng huyện NTM nâng cao, huyện Hoa Lư đã tiến hành lắp đặt 30 dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời phục vụ nhu cầu luyện tập của nhân dân tại sân Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện; khu vực sân chơi của Khu Hội trường lớn và sân tennis của huyện. Mỗi địa điểm lắp đặt 15 thiết bị thể dục thể thao phù hợp nhu cầu vui chơi giải trí, luyện tập của trẻ em, người cao tuổi và cộng đồng dân cư, bao gồm: dụng cụ đi bộ trên không, xoay eo, lắc hông, xích đu, xà đơn, xà kép, tập đa năng, xoay tay, đẩy chân, xe đạp...
* Chỉ tiêu 5.3: Các giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả:
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm thực hiện. Trên địa bàn huyện có 272 di tích được kiểm kê, rà soát thường xuyên, trong đó, có 66 di tích được xếp hạng. Hàng năm, có từ 2-3 di tích được tu bổ, tôn tạo và bảo vệ theo đúng Luật Di sản và các quy định pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt trên địa bàn huyện có Lễ hội Trường Yên (nay là lễ hội Hoa Lư) và nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; nghề thêu ren Văn lâm đang trong quá trình lấy ý kiến để xây dựng hồ sơ công nhận.
* Chỉ tiêu 5.4: Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2:
Trên địa bàn huyện Hoa Lư có 01 trường THPT Hoa Lư A. Hiện nay, trường THPT Hoa Lư A đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
* Chỉ tiê 5.5: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục: Cấp độ 2:
Hiện nay, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện được công nhận đạt chuẩn mức độ 2 tại Quyết định số 480/QĐ-SGDĐT ngày 28/6/2023.
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 5- Y tế -Văn hóa - Giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021-2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Tiêu chí số 6 - Kinh tế
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Chỉ tiêu 6.1: Có khu công nghiệp được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm công nghiệp được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.
- Chỉ tiêu 6.2: Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến tiến.
- Chỉ tiêu 6.3: Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2, hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định.
- Chỉ tiêu 6.4: Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả.
- Chỉ tiêu 6.5: Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
* Chỉ tiêu 6.1. Có khu công nghiệp được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm công nghiệp được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư có quy hoạch cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1496/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân được thành lập theo Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở CCN được thành lập, UBND tỉnh đã giao huyện Hoa Lư đầu tư xây dựng CSHT cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân theo Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 và điều chỉnh tại Quyết định số 1550/QĐ-UBND ngày 23/11/2018.
Cụm công nghiệp làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân có tổng diện tích 30,64 ha được đầu tư xây dựng làm 03 giai đoạn gồm:
* Giai đoạn 1: (làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân)
- Dự án được thực hiện năm 2006; với diện tích là 11,7 ha, đạt 38,16 % so với diện tích toàn cụm (30,64 ha); đã hoàn thành các công trình, gồm: đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp và thoát nước.
- Tổng vốn đầu tư là 20,9 tỷ đồng (Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động chung của CNN).
* Giai đoạn 2:
Năm 2015, UBND tỉnh quyết định thành lập cụm công nghiệp với diện tích 30,64 ha tại Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 gồm phần diện tích 11,7 ha làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân và 18,94 ha mở rộng. Trên cơ sở CCN được thành lập, UBND tỉnh đã giao huyện Hoa Lư đầu tư xây dựng CSHT cụm công nghiệp đá my nghệ Ninh Vân
- Dự án được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định 1439/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 và điều chỉnh tại Quyết định số 1550/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 với tổng mức đầu tư là 126,941 tỷ đồng, Đầu tư xây dựng trên phần diện tích còn lại là 18,94 ha.
- Quy mô đầu tư gồm các hạng mục chính: San nền với tổng diện tích 141.232 m2. Xây dựng hệ thống đường giao thông của Cụm công nghiệp, gồm 09 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3,83 km; Lát vỉa hè bằng gạch xi măng tự chèn; hệ thống cấp và thoát nước; Trạm xử lý nước thải và VSMT.
- Về nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh: 31,0 tỷ; ngân sách huyện là 95,941 tỷ.
* Giai đoạn 3: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân.
- Dự án được UBND huyện Hoa Lư phê duyệt tại Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 với tổng mức đầu tư là 20 tỷ đồng.
- Quy mô đầu tư xây dựng bao gồm các hạng mục chính: Sửa chữa một số vị trí mặt đường bê tông đã xuống cấp, Xây mới hệ thống rãnh thoát nước và vỉa hè đoạn trục chính giữa cụm công nghiệp giai đoạn 1 và giai đoạn 2, Sửa chữa một số tuyến rãnh thoát nước giai đoạn 1 đã hư hỏng. Nạo vét khơi thông và làm mới bo vỉa hệ thống rãnh thoát nước dọc của các tuyến đường nội bộ trong giai đoạn 1. Xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm và trạm bơm tiêu thoát nước cho trạm xử lý nước thải.
- Về nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh cấp lại theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 27/5/2020 và Ngân sách huyện.
* Chỉ tiêu 6.2: Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến tiến.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư xác định có 04 sản phẩm chủ lực đó là: Lúa gạo, sen và các sản phẩm từ sen, Dê và các sản phẩm từ thịt dê, cá rô Tổng Trường và các sản phẩm từ cá rô Tổng Trường. Để các sản phẩm chủ lực của huyện phát triển bền vững, UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đối với 10/10 xã của huyện.
Hiện nay, 100% các vùng nguyên liệu tập trung được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng trồng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến cụ thể:
- Về hạ tầng giao thông: Đường giao thông trục chính, đường giao thông nội đồng tại các vùng sản xuất tập trung có tổng chiều dài 27,7km, trong đó 100% các tuyến đường được cứng hóa và bê tông hóa. Tất cả đều được kết nối thống suốt với hệ thống giao thông của xã, của huyện tạo nên hệ thống giao thông đồng bộ, viêc di chuyển vận chuyển phân bón, lúa giống cũng như sản phẩm nông nghiệp tới hệ thống kho bãi tại các hợp tác xã và hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn được thuận lợi; hiện 100% sản phẩm lúa gạo của huyện có thể vận chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất đến nơi sơ chế và tiêu thụ.
- Về hệ thống tưới tiêu: Hệ thống kênh mương tại 10 vùng nguyên liệu tập trung trên địa bàn huyện có tổng chiều dài là 14,28 km, trong đó có 9,28km kênh mương được cứng hóa đạt tỷ lệ 65%. Các vùng nguyên liệu tập trung trên địa bàn huyện được bơm tiêu bằng 10 trạm bơm với tổng công suất đạt 33.800 m3/giờ đảm bảo phục vụ tốt công tác sản xuất cũng như phòng chống thiên tai tại các vùng sản xuất.
* Chỉ tiêu 6.3: Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2, hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định.
Chợ Ninh Mỹ là chợ hạng 3 theo quy hoạch tại Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chợ Ninh Mỹ có diện tích 5.246,4 m2; diện tích xây dựng 1.956 m2 và đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nhỏ nhiều lần gồm các hạng mục như: Ki ốt, nhà vệ sinh, san lấp mặt bẳng trong chợ,... (Năm 2013 – 2014, số vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách xã; năm 2016, được đầu tư 4,9 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách tỉnh và chương trình xây dựng nông thôn mới).
Đến nay, UBND huyện đã trình HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Cải tạo, nâng cấp chợ Ninh Mỹ” với tổng mức đầu tư là 23 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp chợ Ninh Mỹ từ chợ hạng 3 lên chợ hạng 2, cụ thể: đầu tư, xây mới, cải tạo, bổ sung thêm các điểm kinh doanh kiên cố hoặc bán kiên cố; cải tạo nâng cấp nền sân chợ; lắp đặt mới nâng cấp cải tạo hệ thống nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt động của chợ; nâng cấp cải tạo khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày và phương án vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương; xây mới, cải tạo lại hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng và dễ dàng thông tắc; duy tu, cải tạo khu vệ sinh và bố trí vệ sinh nam, nữ riêng; thay thế sửa chữa bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý chợ; xây dựng và bố trí địa điểm hoặc phương án trông giữ xe, bảo đảm trật tự, an toàn cho khách; cải tạo hệ thống cấp điện theo quy định bảo đảm cho hoạt động của chợ; lắp đặt thiết bị và phương án bảo đảm phòng cháy, chữa cháy cho chợ theo quy định.
UBND huyện đang khẩn trương thực hiện các bước về trình tự thủ tục đầu tư, nâng cấp cải tạo chợ Ninh Mỹ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật để tiến hành thi công xây dựng.
* Chỉ tiêu 6.4: Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả.
Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” luôn được huyện Hoa Lư quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã có 14 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận. Năm 2023, huyện đăng ký mới 07 sản phẩm và 01 sản phẩm cấp lại sao. Để đạt được những kết quả trên, trong những năm qua huyện Hoa Lư đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển đối với với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP đặc biệt là Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 15/7/2022 của UBND huyện về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025. Trong đó có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đối với các sản phẩm chủ lực như hỗ trợ phát triển đàn dê bản địa, hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp… và chính sách hỗ trợ các sản phẩm OCOP. Hằng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch sản xuất nông nghiệp và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình "mỗi xã một sản phẩm".
* Chỉ tiêu 6.5: Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội
Với tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện Hoa Lư đã có nhiều khởi sắc, bước đầu ghi được dấu ấn gắn với kết quả trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, du lịch Hoa Lư những năm qua có bước phát triển vượt bậc. Hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng bước được mở rộng quy mô và nâng dần về chất lượng. Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 270 cơ sở lưu trú du lịch. Với nhiều di tích lịch sử - văn hóa, cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú. Năm 2022, Hoa Lư đã đón gần 2,5 triệu lượt khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, doanh thu đạt gần 1.700 tỷ đồng.
Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hoa Lư, trong đó tập trung xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An bằng chính chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, môi trường du lịch an toàn, văn minh. Hỗ trợ và tham gia quảng bá các sản phẩm du lịch như: Tranh đá Mỹ nghệ, sản phẩm Thêu ren, cá rô Tổng Trường, cơm cháy, hoa lan… là những giải pháp mà huyện đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
Để quảng bá, giới thiệu hình ảnh của xã, các địa danh, các điểm du lịch đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước, UBND huyện Hoa Lư đã xây dựng chuyên mục du lịch của xã trên trang thông tin điện tử của huyện có địa chỉ https://hoalu.ninhbinh.gov.vn/.
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 6 - Kinh tế theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Tiêu chí số 7 - về Môi trường
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Chỉ tiêu 7.1: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định: ≥ 95%.
- Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường: 100%.
- Chỉ tiêu 7.3: Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường: ≥ 80%.
- Chỉ tiêu 7.4: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn:≥ 70%.
- Chỉ tiêu 7.5: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp: ≥ 50%.
- Chỉ tiêu 7.6: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥ 4m2
- Chỉ tiêu 7.7: Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện: Đạt.
- Chỉ tiêu 7.8: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: ≥ 85%.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
* Chỉ tiêu 7.1: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định: ≥ 95%:
Để tăng cường công tác quản lý chất thải trên địa bàn huyện, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 22/3/2023 để thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Hoa Lư. Theo đó, giao trách nhiệm cho các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã thị trấn căn cứ các quy định của pháp luật tổ chức thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện. UBND các xã, thị trấn căn cứ tình hình thực tế đã xây dựng kế hoạch tại từng địa phương. Đến nay, 11/11 xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
- Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện ước tính khoảng 48 tấn/ngày (17.600 tấn/năm) trong đó chất thải sinh hoạt từ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh là 45 tấn/ngày, từ hoạt động du lịch khoảng 3 tấn/ngày. Hiện nay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không có trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, không có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp, không có bãi đốt, xử lý rác lộ thiên, chỉ có các điểm tập kết rác thải tạm thời, thực hiện chủ trương của Huyện uỷ, UBND huyện yêu cầu UBND các xã thu gom theo đúng thời gian quy định và được xe vận chuyển rác thải ngay sau khi thu gom, đảm bảo không phát sinh các điểm tập kết rác thải nhỏ lẻ đến nay các xã thực hiện theo mô hình trên, mỗi xã còn 01 điểm tập kết để vận chuyển chất thải rắn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trườn.
- Tại các điểm tập kết, chất thải rắn sinh hoạt được chứa trên xe gom rác sau đó chuyển lên xe chuyên dụng, không có chất thải rắn, nước thải tràn đổ ra điểm tập kết, 11 điểm tập kết tại 11 xã là các điểm tập kết tạm thời, các xe gom rác thu gom từ các khu dân cư tập kết về và chuyển trực tiếp lên xe chuyên dụng, hoạt động diễn ra trong khoảng 01-02 giờ, không có chất thải rắn hoặc nước rỉ rác rơi vãi ra khu vực tập kết rác sau đó các xe gom rác được nhân viên của tổ thu gom tự đưa về nhà để lưu giữ, sử dụng cho đợt thu gom tiếp theo.
Có 25.644/25.644 Hộ gia đình đã đăng ký thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tập trung, đạt tỷ lệ 100% trong đó có 18.127/25.644 hộ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng, tự xử lý tại hộ gia đình là khoảng 15 tấn/ngày (5.500 tấn/năm), khối lượng được thu gom, xử lý tập trung khoảng 31 tấn/ngày (11.300 tấn/năm):
- Đến nay, 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung với tần suất 01-03 lần/tuần, đối với các xã vùng Quần thể danh thắng Tràng An thu gom, vận chuyển hàng ngày.
Thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Phụ phẩm nông nghiệp:
+ Phụ phẩm nông nghiệp phát sinh trên địa bàn xã chủ yếu là rơm rạ, thân, lá rau màu với khối lượng khoảng 21.781 tấn/năm.
+ Đối với phần gốc rơm rạ được máy cuộn rơm thu gom mang đi làm nấm rơm, làm thức ăn cho trâu bò, phần còn lại được xử lý bằng biện pháp cày lật đất để tăng độ mùn cho đất và dùng cho các mục đích khác. Về cơ bản, trên địa bàn huyện không có hiện tượng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng, cản trở giao thông. Tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý là khoảng 20.481tấn/năm, đạt tỷ lệ 94%.
- Chất thải rắn xây dựng
+ Chất thải rắn xây dựng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chủ yếu phát sinh từ các hoạt động phá dỡ hoặc xây dựng công trình có khối lượng khoảng 18.00 tấn/năm nói chung được các chủ công trình tái sử dụng tại chỗ để làm vật liệu san lấp, gia cố, nâng cấp các công trình xây dựng, các tuyến đường làng, ngõ xóm, không có tình trạng đổ chất thải xây dựng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ 100% chất thải rắn xây dựng được tái sử dụng theo mục đích phù hợp.
+ Đối với chất thải rắn là đá vụn thải ra từ hoạt động chế tác đá tại các cơ sở tại khu vực làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, khối lượng khoảng 16.400 tấn/năm. Chất thải sản xuất chủ yếu là đá vụn được sử dụng tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng. Các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ
- Chất thải rắn công nghiệp tại xã, thị trấn trên địa bàn huyện khoảng …. tấn/năm tập trung tại các xã như: Ninh An, Ninh Vân, Ninh Giang, thị trấn Thiên Tôn, trong đó có một số cơ sở phát sinh nhiều chất thải rắn công nghiệp như: Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình (khoảng 30 tấn/năm), Công ty cổ phần xi măng Hệ Dưỡng (khoảng 300 tấn/năm), Công ty TNHH Duyên Hà – Nhà máy xi măng Duyên Hà (khoảng 1.300 tấn/năm), … 100% chất thải rắn công nghiệp được các cơ sở tận dụng tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, phân loại bán phế liệu hoặc hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý theo quy định.
* Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường: 100%
Đối với công tác quản lý chất thải rắn nguy hại, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 22/3/2023, trong đó xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị quản lý việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 27,38 tấn/năm bao gồm: từ hoạt động sản xuất công nghiệp 19,2 tấn/năm, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng khoảng 2,03 tấn/năm, chất thải y tế nguy hại khoảng 6,15 tấn/năm đã được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định:
+ Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được các hộ dân bỏ vào các thiết bị bể chứa (ống bi, bể bê tông có nắp đậy, thùng đựng chất thải nguy hại) đã được các xã đặt tại các điểm, các vị trí phù hợp nhằm tránh việc vứt bỏ chất thải nông nghiệp nguy hại không đúng nơi quy định. Đến nay số lượng bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được lắp đặt tại các bờ ruộng, cánh đồng 1.506 bể với mật độ khoảng 3ha/bể. Tổng lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ước tính phát sinh khoảng 2.030 kg/năm. Định kì 1 năm/lần sẽ chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông nghiệp nguy hại theo quy định. 100% xã đã ký hợp đồng tiếp nhận và xử lý vỏ bao gói thuốc BVTV với Công ty cổ phần ETC tại thành phố Nam Định. Hàng năm, sau mỗi vụ phun trừ thuốc bảo vệ thực vật, các xã đã tổ chức phát động thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng để xử lý theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, các động vật khác. Hệ thống bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được lắp đặt trên các cánh đồng tại 11 xã, thị trấn. UBND huyện đã chỉ đạo các xã tiếp tục kiểm tra, rà soát lắp đặt bổ sung và sửa chữa các bể chứa bị hỏng, mất nắp, không đạt yêu cầu lưu chứa theo quy định. Tổng lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trên cánh đồng các xã được thu gom theo quy định đạt 100%.
UBND huyện hỗ trợ bể và thùng chứa chất thải nguy hại với số lượng 880 chiếc; hàng năm hỗ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại cho UBND các xã, thị trấn 20 triệu đồng/xã; giao UBND các xã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với doanh nghiệp có chức năng về xử lý rác thải nguy hại, 100% vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Người dân đã có ý thức hơn trong việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tập kết tại các bể, hạn chế được tình trạng vỏ bao bì vứt bừa bãi ven các bờ ruộng, kênh, mương.
+ Chất thải rắn y tế: Trên địa bàn huyện có 18 cơ sở y tế (01 Trung tâm Y tế huyện Hoa Lư, 11 trạm y tế cấp xã, , 01 Bệnh viện công an, 05 phòng khám tư nhân. Lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 6.205 kg. Chất thải tại các cơ sở y tế được các cơ sở phân hoại theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Đối với chất thải có thể tái chế được bán cho các đơn vị tái chế, chất thải không tái chế được các cơ sở y tế hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý theo quy định. Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở y tế được thu gom và giao cho đơn vị vận chuyển của các xã, thị trấn để vận chuyển vào nhà máy xử lý rác Tam Điệp và xử lý theo đúng quy định.
Lượng chất thải y tế nguy hại, hàng năm Trung tâm Y tế huyện ký hợp đồng với Công ty Cp đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC, đường D1, KCN Hòa Xã, P. Lộc Hòa, TP Nam Định vận chuyển và xử lý theo quy định chất thải nguy hại. Trung tâm y tế các xã, thị trấn thu gom, vận chuyển tập kết chất thải nguy hại để lưu giữ tại kho chất thải nguy của Trung tâm Y tế huyện Hoa Lư để lưu giữ, thu gom và vận chuyển theo quy định. Các cơ sở y tế khác ký hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định
+ Chất thải nguy hại các cơ sở sản xuất kinh doanh
Chất thải rắn nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trên địa bàn các xã có khoảng 19 tấn chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn (Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình 670 kg/năm, Công ty TNHH Duyên Hà 13.965 kg, xi măng Hệ Dưỡng 3.270 kg, cơ sở nhỏ lẻ khác khoảng 2,5 tấn). Tất cả chất thải nguy hại phát sinh được chủ cơ sở ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
+ Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt tại hộ gia đình
UBND huyện Hoa Lư ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 22/3/2023 Kế hoạch thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Hoa Lư.
Chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt chiếm khối lượng rất nhỏ khoảng 1% chất thải sinh hoạt phát sinh. UBND huyện triển khai các văn bản hướng dẫn thu gom, phân loại và xử lý chất thải nguy hại từ hộ gia đinh đến UBND các xã, thị trấn. Chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt hộ gia đình, các xã, thị trấn bố trí các điểm tập kết chất thải nguy hại, mỗi xã bố trí từ 1-2 điểm tập kết CTNH. Người dân đem CTNH của hộ gia đình đến các điểm thu gom; lực lượng trực tiếp tham gia tổ chức, trực các điểm thu gom của địa phương đến tận các hộ gia đình vận động và thu gom CTNH. UBND xã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt các hộ gia đình được thu gom từ các điểm tập kết CTNH hoặc khu vực lưu chứa được vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
* Chỉ tiêu 7.3 Tỷ lệ chất hữu cơ phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện môi trường.
- Chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp từ hoạt động trồng trọt: Lượng phụ phẩm nông nghiệp từ hoạt động trồng trọt trên địa bàn 06 xã (Trường Yên, Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh An, Ninh Thắng, Ninh Hải) được người dân thu gom, tận dụng làm nấm, làm chất đốt, thức ăn cho gia súc, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi hoặc xử lý ngay tại đồng ruộng, tại vườn bằng các hình thức cày lật đất, ngâm ủ với chế phẩm sinh học làm phân bón. Đến nay, tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ hoạt động trồng trọt được tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường trên địa bàn các xã đều đạt trên 83%.
- Chất thải chăn nuôi: Hiện nay, 100% lượng chất thải chăn nuôi phát sinh tại các hộ trên địa bàn 10 xã đều được các hộ chăn nuôi xử lý bằng cách xử lý qua hệ thống bể biogas lên men vi sinh, đệm lót sinh học, xử lý thành phân bón hữu cơ sử dụng trong gia đình hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Bao bì thức ăn chăn nuôi tại các trang trại và hộ chăn nuôi sau sử dụng phần lớn được tái sử dụng, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
* Chỉ tiêu 7.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥70%:
Triển khai nhiệm vụ phân loại rác thải tại nguồn UBND huyện ban hành các Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 04/5/2020 triển khai đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn Lư giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn huyện Hoa, kế hoạch sô 132/KH-UBND ngày 04/10/2021 Giảm thiểu phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn huyện Hoa Lư, Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 11/01/2022 triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ trên địa bàn huyện Hoa Lư.
Từ năm 2016, UBND huyện đã triển khai các mô hình phân loại rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ rác hữu cơ làm phân compsost tại các thôn xóm. Hàng năm từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường, UBND huyện hỗ trợ các xã kinh phí mua thung ủ, men vi sinh các hộ gia đình triển khai mô hình phân loại rác, tận dụng rác hữu cơ ủ phân compost.
Đến tháng 6/2023, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn các xã, thị trấn là 18.445/25.662 hộ đạt 71,9%. Hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn giúp các hộ gia đình tận dụng các chất thải có thể tái chế để bán phế liệu và tự xử lý chất thải thực phẩm qua đó giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý tập trung khoảng 15 tấn/ngày (5.400 tấn/năm). UBND huyện đang tiếp tục chỉ đạo triển khai, nhân rộng mô hình tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
* Chỉ tiêu 7.5. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp ≥50%:
Toàn huyện có 25.440/25.662 hộ = 99% các hộ dân có nhà tiêu tự hoại 3 ngăn và có hố ga, bể lắng xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, hố gas, bể lắng được nạo vét thường xuyên. Hàng năm UBND chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, thông báo, chương trình triển khai tuyên truyền đến từng thôn xóm, từng gia đình với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở. Duy trì việc tổng vệ sinh môi trường mỗi tháng 2 lần tại các xã, thị trấn, thôn, xóm, tổ dân phố. Chỉ đạo phối hợp cùng HTX Nông nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch làm thủy lợi nội đồng, khơi thông cống rãnh thoát nước, cải tạo ao, hồ, nạo vét kênh mương, phát quang bụi rậm…nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hoà môi trường không khí tại địa phương.
Tính tổng khối lượng nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và của các tổ chức với tổng khối lượng khoảng 7.400 m3/ngày đêm trong đó khối lượng nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình 6.800 m3/ngày đêm, nước thải các tổ chức khoảng 600 m3/ngày đêm.
Theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ khu vực huyện Hoa Lư sẽ được sát nhập vào thành phố Ninh Bình; Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu 4-4 (phân khu nông thôn) trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
Khu vực nông thôn của thành phố Ninh Bình (trong đó có phần diện tích hiện hữu của huyện Hoa Lư hiện nay) sẽ xây dựng mạng lưới thu gom và thoát nước riêng hoàn toàn và được thu vào hệ thống thoát nước đặt dọc theo mạng lưới giao thông, với kích thước đường ống thoát nước thải D300 đến D500. Trên địa bàn huyện Hoa Lư sẽ được quy hoạch xây dựng 3 trạm xử lý nước thải sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Trạm xử lý nước thải Trường Yên (tại khu vực xã Trường Yên) với công suất 6.000 m3/ngày đêm.
- Trạm xử lý nước thải Bạch Cừ (ở xã Ninh Khang) với công suất 15.000 m3/ngày đêm.
- Trạm xử lý nước thải Ninh Vân (tại khu vực xã Ninh Vân) với công suất 12.000 m3/ngày đêm.
UBND huyện ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2022 Kế hoạch quản lý chất lượng nước thải trên địa bàn huyện Hoa Lư.
- Các chương trình dự án ưu tiên thực hiện trên địa bàn sẽ là tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu dân cư hiện trạng và các khu dân cư mới phải đồng bộ với nhau về hệ thống thoát thu gom và thoát nước thải, đồng thời phải được tách riêng với hệ thống thoát nước mưa để khi có các trạm xử lý nước thải tại 3 khu vực Trường Yên, Bạch Cừ và Ninh Vân được hình thành thì toàn bộ nước thải sinh hoạt sẽ thực hiện thu gom và đấu nối nước thải để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đối với khu vực nông thôn, nước thải sẽ được xử lý phân tán, nước thải được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trong các công trình sau đó được thoát chung với hệ thống thoát nước mưa, tận dụng các nguồn nước mặt như kênh mương ao hồ đề xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên.
- Đối với nước thải y tế: Nước thải y tế của từng cơ sở phải được xử lý đạt quy chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung.
- Đối với cụm công ngiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh bắt buộc phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài hệ thống thoát chung. Đặc biệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thu gom nước thải để hết năm 2023 Trạm xử lý nước thải khu vực cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân đi vào hoạt động.
Để giảm bớt ô nhiễm môi trường, nước thải xử lý cục bộ qua bể tự hoại đặt trong từng công trình, bể xây 3 ngăn đúng quy cách. Các dự án triển khai trong phạm vi quy hoạch khi xây dựng phương án thu gom và xử lý nước thải cần tuân thủ quy hoạch về hướng thoát nước, chọn vị trí khu xử lý nước thải, cao độ điểm xả thải phù hợp để thuận tiện cho việc đấu nối với hệ thống chung sau này. Ưu tiên áp dụng công nghệ sinh học, chi phí thấp, dễ quản lý vận hành, công nghệ đã được thử nghiệm trong thu gom, xử lý nước thải khu dân cư nông thôn. Một số biện pháp, công nghệ phù hợp: Công nghệ xử lý kị khí: UASB; SBR - xử lý nước thải theo mẻ; Công nghệ Johkasou (công nghệ của Nhật Bản); Công nghệ sinh học trong điều kiện tự nhiên: Mương oxy hóa, hồ sinh học, bãi lọc trồng cây;… Có thể lựa chọn các công nghệ hiện đại, tiên tiến có chi phí đầu tư, vận hành thấp, dễ vận hành đã áp dụng hiệu quả tại tỉnh lân cận phù hợp với điều kiện của huyện. Tăng cường tái sử dụng nước thải cho nông nghiệp; thu gom, xử lý bùn thải, tái xử dụng bùn thải từ hệ thống thoát nước.
* Chỉ tiêu 7.6 Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao ≥ 4m2/người.
- Diện tích đất cây xanh công cộng tại các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Hoa Lư bao gồm các cơ sở giáo dục (Trường mầm non, Trường Tiểu học, Trường Trung học cơ sở), cơ sở y tế, cơ sở văn hóa (nhà văn hoá - khu thể thao thôn xóm, xã), chợ, đất vườn hoa, khu vui chơi công cộng của huyện được trồng các loại cây bóng mát, cây ăn quả lâu năm, các loài cây bản địa thân gỗ, cây đa mục đích như cây sấu, cây bằng lăng, bàng, phượng,…. phù hợp với khu vực nông thôn. Không bao gồm các loại cây thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ; Không trồng các loại cây dễ đổ gãy ảnh hưởng đến an toàn giao thông và làm hư hại các công trình, tiết ra chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thuộc danh mục các loài ngoại lai xâm hại theo quy định. Mật độ trồng cây khoảng 600 - 700cây/ha.
- Tổng số nhân khẩu trên địa bàn huyện là 73.775 người.
- Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn thực tế trong các công trình của huyện là 316.749 m2.
- Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn cho 01 người là 4,29 m2/người.
* Chỉ tiêu 7.7. Không có làng nghề gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện
Làng nghề: Trên địa bàn huyện có 12 làng nghề được UBND tỉnh công nhận bao gồm 11 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ tại xã Ninh Vân và 01 làng nghề thêu ren tại xã Ninh Hải. Các làng nghề đã thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, cụ thể:
+ 100% các làng nghề đã có phương án bảo vệ môi trường làng nghề được UBND huyện phê duyệt; UBND xã Ninh Hải, Ninh Vân đã ban hành Quyết định thành lập tổ tự quản về môi trường tại các làng nghề.
+ Không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài trong làng nghề; không có cơ sở sản xuất trong làng nghề có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, bụi, khí thải, tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn lấp đổ thải chất thải trái quy định bảo vệ môi trường đến mức bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực BVMT.
+ Làng nghề thêu ren Ninh Hải phát sinh chất thải sản xuất với khối lượng nhỏ chủ yếu chỉ thừa được người dân thu gom, xử lý theo quy định. Chất thải rắn của làng nghề chủ yếu là chất thải sản xuất tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân chủ yếu là đất đá thải được tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng; chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các xã.
+ Chất thải rắn của làng nghề đá mỹ nghệ chủ yếu là đất đá thải được tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng; chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các xã.
Chất thải rắn sản xuất: Tổng lượng chất thải sản xuất phát sinh trong toàn bộ các cơ sở sản xuất tại làng nghề khoảng 11,5 tấn/ngày.
+ Làng nghề đá mỹ nghệ phát sinh nước thải sản xuất khối lượng 350 m3/ngày đêm; các cơ sở xử lý nước thải sản xuất qua hệ thống bể lắng sau đó được tái sử dụng cho hoạt động sản xuất, nước thải sinh hoạt được các hộ gia đình xử lý bằng bể tự hoại sau đó chảy ra hệ thống tiêu thoát nước chung của các xã.
Trên địa bàn xã Ninh Vân có hệ thống kênh mương, rãnh thoát nước với tổng chiểu dài 13 km và triển khai xây dựng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực dân cư, làng nghề đảm bảo.
* Chỉ tiêu 7.8. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định
Khối lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn huyện khoảng khoảng 2.020 tấn/năm, chủ yếu là chất thải nhựa từ hoạt động sinh hoạt (khoảng 1.700 tấn/năm) và hoạt động du lịch (khoảng 300 tấn/năm, chất thải nhựa từ hoạt động sản xuất khoảng 20 tấn/năm phát sinh chủ yếu tại các cơ sở sản xuất hàng may mặc.
+ UBND huyện Hoa Lư đã ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 31/10/2018, Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 23/5/2019, Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 20/02/2023 thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn huyện Hoa Lư để chỉ đạo, triển khai các phong trào “Chống rác thải nhựa” trên phạm vi toàn huyện. UBND huyện đã tổ chức các lớp tập huấn và triển khai mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện. Đồng thời, triển khai, phát động mô hình thu gom chất thải nhựa, phế liệu gây quỹ Hội, quỹ Đội trong các nhà trường của Huyện đoàn và Hội liên hiệp phụ nữ huyện; Huyện đoàn Hoa Lư phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng vừa tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa và bảo vệ môi trường tại một số xã trên địa bàn. Hội nghị đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và người dân tham dự. Các đại biểu đã được nghe giới thiệu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và phòng, chống rác thải nhựa; tác hại của túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường; các giải pháp để phòng, chống rác thải nhựa, đã ra mắt mô hình "Chợ giảm thiểu rác thải nhựa" tại chợ Ninh Mỹ và tặng làn nhựa cho người dân; ra mắt mô hình "Thùng chứa rác thải nhựa và vỏ lon" tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; trao tặng thùng chứa rác thải nhựa cho các xã Trường Yên, Ninh Hải và Ninh Xuân. Từ mô hình điểm sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các xã, thị trấn còn lại trong thời gian tới. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ, tích cực sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; góp phần tạo môi trường sống, khu du lịch văn minh, sạch đẹp; Hội phụ nữ các cấp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên cùng Nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa như: sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, thân thiện với môi trường… Xây dựng các mô hình “vườn sạch, nhà đẹp”, “xử lý rác thải tại gia đình”, “Vỏ chai nhựa tái chế trồng hoa”. Các trường học thực hiện phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”. Các cơ quan hành chính của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn sử dụng cốc nước thủy tinh, thay thế chai nhựa đựng nước trong tất cả các buổi làm việc, hội, họp.
Đối với chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sinh hoạt được các hộ gia đình phân loại các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng như chai, lọ, thùng chứa, các vật dụng nhựa hỏng, ... để bán phế liệu, các chất thải khác như túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần, ... được thu gom, vận chuyển về khu xử lý tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp để xử lý. Khối lượng được tái chế, tái sử dụng thu gom, xử lý khoảng 1.550 tấn/năm trong đó khối lượng được tái chế, tái sử dụng khoảng 500 tấn/năm.
Đối với chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch: Chất thải nhựa từ hoạt động du lịch có thành phần chủ yếu là các loại chai, lọ và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tại các điểm, khu du lịch của huyện đã bố trí các thùng gom rác thải và biển báo nhắc nhở giữ vệ sinh, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, sản phẩm nhựa dùng một lần. Đồng thời đơn vị quản lý các điểm, khu du lịch đã bố trí nhân viên thực hiện dọn vệ sinh thu gom, phân loại chất thải nhựa để bán phế liệu, phần còn lại giao cho đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển về khu xử lý tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp để xử lý. Khối lượng chất thải nhựa được thu gom, xử lý đạt trên 99% (khoảng 298 tấn/năm), trong đó khối lượng được tái chế, tái sử dụng khoảng 180 tấn/năm..
Đối với chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là các loại bao bì, vỏ bọc bằng nhựa được các cơ sở phân loại để bán phế liệu hoặc giao cho đơn vị xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Khối lượng chất thải nhựa từ hoạt động công nghiệp được tái chế, tái sử dụng, xử lý đạt 100%.
Các xã trên địa bàn huyện đã tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung với tần suất 01-03 lần/tuần, các xã vùng lõi khu Quần thể danh thắng Tràng An thu gom hàng ngày, với trọng lượng rác thải 1.350 tấn/tháng. Trên địa bàn huyện hiện phương tiện thu gom, vận chuyển rác đảm bảo đáp ứng nhu cầu địa phương, bao gồm: 05 chuyên dụng vận chuyển, 300 xe gom rác đẩy tay; Công nhân, người lao động tham gia thu gom, vận chuyển trên địa bàn huyện gồm 182 người. Việc thu gom rác thải được triển khai trên tất cả các thôn, xóm, tổ dân phố, thời gian thu gom rác do UBND các xã quy định, đảm bảo rác thải phát sinh từ hộ gia đình được thu gom kịp thời.. Hiện tại 10/10 xã trên địa bàn huyện đã thực hiện thu gom xử lý rác sinh hoạt theo quy định, trên địa bàn huyện có 05 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thảitrong đó: có 03 xã trên địa bàn huyện ký hợp đồng với Trung tâm vệ sinh môi trường, có 01 xã ký hợp đồng với Công ty TNHH Tân Phong, 04 xã ký HTX môi trường Ninh Giang, 02 xã ký hợp đồng với Công ty TNHH Anh NguyễnNB. Trên địa bàn huyện không có bãi chôn lấp rác thải, 100% rác thải thu gom được xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tam Điệp.
Như vậy, khối lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn huyện được tái chế, tái sử dụng và xử lý khoảng 1.868/2.020 tấn/năm đạt tỷ lệ 92,5%, trong đó khối lượng chất thải nhựa được tái chế, tái sử dụng đạt khoảng 700 tấn/năm.
Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành, UBND các xã triển khai thực hiện Kế hoạch, giải pháp tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo nội dung của tiêu chí.
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 7 - Môi trường theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Tiêu chí số 8 - về chất lượng môi trường sống
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Chỉ tiêu 8.1: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung: ≥53%.
- Chỉ tiêu 8.2: Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm.
- Chỉ tiêu 8.3: Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững.
- Chỉ tiêu 8.4: Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường.
- Chỉ tiêu 8.5: Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn.
- Chỉ tiêu 8.6: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Chỉ tiêu 8.7: Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chỉ tiêu 8.8: Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện.
- Chỉ tiêu 8.9: Có mô hình xã, thôn thông minh.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
* Chỉ tiêu 8.1: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung: ≥53%
Những năm qua, chương trình cấp nước sạch cho người dân nông thôn được nâng lên cả về quy mô và số lượng, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch theo quy chuẩn tăng theo từng năm. Tính đến hết tháng 5/2023, tổng số hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn huyện Hoa Lư là 23.095 đạt 90% tổng số hộ toàn huyện. Số hộ sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt 100%.
* Chỉ tiêu 8.2: Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm: ≥80 lít.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư hiện đang sử dụng nước sạch từ 08 công trình cấp nước tập trung với sản lượng nước trung bình ngày đạt 8.954 m3. Lượng nước sinh hoạt bình quân đầu người/ngày đêm đạt 88,1 lít.
* Chỉ tiêu 8.3: Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững: ≥ 40%
Hiện nay, theo số liệu thống kê trên địa bàn huyện có 05 công trình cấp nước tập trung trên địa bàn 10 xã: (Trường Yên 01, Ninh Hải 02, Ninh Vân 01 và Ninh An 01). Công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững trên địa bàn huyện 03 công trình đạt tỷ lệ 60%.
* Chỉ tiêu 8.4: Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường:
UBND huyện ban hành kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 23/8/2022 Triển khai mô hình xử lý nước mặt ao hồ đảm bảo cảnh quan môi trường và không quan sinh hoạt cộng đồng trong khu vực dân cư. UBND huyện triển khai mô hình tại 02 ao, hồ tại xã Trường Yên và xã Ninh Khang. Trước khi thực hiện mô hình, hồ bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải và rác thải sinh hoạt, bị phú dưỡng và không còn quần xã sinh vật có khả năng hấp thụ chất độc hòa tan trong nước và trong đáy bùn để sinh trưởng, chỉ còn lại vi sinh vật gây ô nhiễm. Các giải pháp công nghệ được áp dụng xử lý nước mặt ao hồ như sau:
Bè thủy sinh: các bè thủy sinh được lắp đặt nổi trên mặt hồ và được kết nối với nhau thành 1 khối để xử lý nước hồ. Cây thủy sinh được sử dụng là cây thủy trúc. Do Thủy trúc sống tốt trong môi trường nước nhờ bộ rễ chùm nên được chọn làm cây thủy sinh lọc nước bẩn, giúp nước trong và sạch hơn.
Bơm tạo oxy: máy tạo oxy thành đài phun nước nên có tác dụng lưu chuyển dòng nước cung cấp thêm oxy hoà tan vào trong nước hồ, khử mùi hôi trong nước, làm mát nước vào mùa hè làm ấm nước vào mùa đông theo nhiệt độ môi trường.
Đến thời điểm hiện tại, chất lượng nước hồ đã được cải thiện rõ rệt không còn tình trạng ô nhiễm và được duy trì thường xuyên nhờ các bè thủy sinh có tác dụng xử lý chất ô nhiễm trong nước. Mô hình đã tạo được cảnh quan sạch đẹp, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung.
* Chỉ tiêu 8.5: Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn:
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/7/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 05-CTr/HU ngày 10/8/2021 của Huyện ủy Hoa Lư về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số số 39/NQ-HĐND ngày 23/12/2021 của Hội đồng nhân dân huyện Hoa Lư về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 huyện Hoa Lư.
Ban Thường vụ Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 83/NQ- HĐND ngày 26/7/2022 của HĐND huyện về việc thông qua Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND huyện Hoa Lư về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025; Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 15/7/2022 của UBND huyện Hoa Lư về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025.
Hàng năm UBND huyện tổ chức Lễ phát động hưởng ứng ngày môi trường thế giới và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, hai ngày lễ lớn nhằm tuyên truyền toàn dân có hành động thiết thực bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và làm việc. Mỗi đợt phát động ra quân UBND huyện huy động các lực lượng nhân dân, học sinh, chiến sỹ công an, bộ đội, cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan đơn vị tham gia hưởng ứng các hoạt động. Các hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông dòng chảy, kênh mương, trụ sở làm việc và khu vực nhà ở. Các hoạt động được sự tham gia và đồng thuận của đông đảo nhân dân.
Đối với đường làng ngõ xóm
Đối với các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch chỉnh trang cảnh quan môi trường, cắt tỉa cây xanh, làm cỏ ven đường; trồng thêm cây xanh, tuyến đường hoa; tu bổ, sơn sửa các công trình phúc lợi xã hội; chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, cụm dân cư các thôn, xóm tổ chức dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh. Toàn huyện đã trồng trên 180 km đường cây xanh, tổng số lượng khoảng 30.000 cây, làm đường hoa trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
+ Cảnh quan các tuyến đường giao thông: 4 tuyến đường huyện với chiều dài 17,01 km và được lắp đặt hệ thống chiếu sáng và trồng cây xanh (cây bóng mát các loại) đạt tỷ lệ 100%. Tại các tuyến đường qua khu trung tâm, điểm dân cư đều được trồng hoa, thảm cỏ, tiểu cảnh và vệ sinh định kỳ; có hệ thống thùng rác và điêm tập kết rác. Đường liên xã, trục xã chiều dài 66,045 km đều được bố trí trồng cây bóng mát dọc các tuyến đường, chủ yếu trồng các cây bản địa phù hợp với đặc điểm khí hậu địa phương đạt tỷ lệ 65,9%. Đường trục thôn, liên thôn, xóm (87,5 km) và đường ngõ, xóm (139,38 km) đều được bê tông hóa, có hệ thống rãnh thoát nước, cống rãnh đảm bảo đi lại thuận tiện, tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường. Đường xã, liên xã, liên thôn được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đạt 100%.
- Các thôn tại các xã trên địa bàn huyện đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung trong thôn và các hộ gia đình.
- Các hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ cây xanh. Hàng rào bằng cây phải được cắt tỉa gọn gàng, không vươn ra đường gây cản trở giao thông.
- Các tuyến đường trong xã thông thoáng, không lấn chiếm lòng lề đường và không xả rác bừa bãi không đúng vị trí tập kết theo quy định.
- Tổ chức thu dọn vệ sinh, rác thải định kỳ (có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định).
(2) Đối với khu vực công cộng
- Các khu vực công cộng (chợ, đường giao thông, công viên, khu vui chơi, giải trí, bến thuyền,...) không có hiện tượng xả nước thải, CTR không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
- Đối với khuôn viên trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và nhà văn hóa thôn, xóm phải được chỉnh trang, vệ sinh sạch sẽ, quy hoạch trồng cây xanh, cây hoa phù hợp cảnh quan và có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh an toàn.
+ Tại các điểm dân cư công cộng (trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa, công viên, khu trung tâm dân cư,...) đều được bố trí trồng cây xanh, hoa và tiểu cảnh tạo điểm nhấn về cảnh quan: 85/85 nhà văn hóa thôn, xóm có cảnh quan, không gian đạt khu dân cư văn hóa; tỷ lệ cây xanh công cộng đạt 4,33 m2/người, toàn huyện có 56/85 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu có cảnh quan sáng xanh sạch đẹp tiêu biểu.
+ Các khu dân cư tập trung đều có hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo không có tồn đọng nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư; địa phương quan tâm lắp đặt hệ thống chiếu sáng và từng bước lắp đặt camera an ninh đảm bảo an toàn cho khu dân cư.
+ Thực hiện thị số 01-CT/HU ngày 25 tháng 7 năm 2016 về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện và UBND huyện xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2016 triển khai Chỉ thị số 01-CT/HU và phong trào “Ngày Thứ Bảy xanh, Chủ Nhật sạch” để tổng vệ sinh môi trường khu dân cư, đường làng, ngõ xóm, khu công cộng được phát động thường xuyên và được nhân dân hưởng ứng tích cực; 100% số xã đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường, diện mạo nông thôn ngày thêm sạch sẽ, văn minh. 100% hộ gia đình có diện tích trồng cây xanh thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào. 10/10 xã, thị trấn có cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung.
- Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng.
- Tăng cường cải tạo ao, hồ, khu vực công cộng... thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, khu vực học bơi cho trẻ em.
* Chỉ tiêu 8.7: Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:100%
Tổng số cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý: 12 cán bộ (11 cán bộ kiêm nhiệm cấp xã, thị trấn, 01 cán bộ kiêm nhiệm cấp huyện). Năm 2023, UBND huyện Hoa Lư đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác đảm bảo An toàn thực phẩm cho cán bộ tuyến huyện, xã. Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 12/12 cán bộ đạt 100%.
* Chỉ tiêu 8.8: Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện: Không
Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, công tác quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt kết quả: trên địa bàn huyện không có phát sinh vụ việc vi phạm, sự cố về an toàn thực phẩm.
* Chỉ tiêu 8.9: Có mô hình xã, thôn thông minh
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoa Lư đã có 02 thôn: Thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải và thôn Tuân Cáo, xã Ninh Thắng được công nhận là thôn thông minh. Trong năm 2023 huyện Hoa Lư đã lựa chọn xã Ninh Thắng để xây dựng mô hình xã thông minh.
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 8 - Chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Tiêu chí số 9 - về An ninh, trật tự - Hành chính công
a. Yêu cầu của tiêu chí
- Chỉ tiêu 9.1: An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao.
-Chỉ tiêu 9.2: Có dịch vụ công trực tuyến: Mức độ 4.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí
* Chỉ tiêu 9.1. An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao
Hằng năm, Huyện ủy Hoa Lư, Ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư đều ban hành nghị quyết và kế hoạch về công tác an ninh, trật tự để chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn căn cứ theo tình hình thực tế địa phương, chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc.
Công an huyện Hoa Lư tổ chức quản lý, sử dụng biên chế đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Công an. Trong những năm qua, tập thể cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Hoa Lư luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Hoa Lư luôn được đảm bảo, giữ vững, không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ; các vụ việc, khiếu kiện và số vụ án, tội phạm hình sự năm sau giảm hơn so với năm trước, cụ thể:
- Tình hình khiếu kiện được giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, không để gây phức tạp về an ninh trật tự. Tuy nhiên, ở một số xã vẫn còn xảy ra khiếu kiện liên quan đến đất đai, cấp ủy, chính quyền đã chủ động tham mưu, giải quyết dứt điểm, không để kéo dài, khiếu kiện vượt cấp.
- Tình hình trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, không có đột biến về tội phạm và tụ điểm phức tạp, bức xúc về hình sự, kinh tế, ma túy và tệ nạn xã hội. Các loại tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế, không để xảy ra trọng án và tội phạm hoạt động theo ổ nhóm, tội phạm sử dụng vũ khí “nóng”.
- Tình hình tội phạm ma tuý được kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn và có hiệu quả, không để hình thành các ổ nhóm, đường dây buôn bán vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn.
- Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, môi trường cơ bản được kiểm soát, chưa xảy ra các vụ việc phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Sự phối hợp giữa lực lượng Công an với các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đơn vị chức năng trong trao đổi thông tin, phòng ngừa, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng và kiểm tra, phát hiện xử lý về buôn lậu, gian lận thương mại, theo dõi việc chấp hành pháp luật và bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm được đảm bảo.
- Tình hình trật tự an toàn giao thông được tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; chủ động tham mưu cho Ban An toàn giao thông huyện kiến nghị, khắc phục xử lý các điểm đen về tai nạn giao thông, do đó tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Hoa Lư được kiềm chế, giảm sâu cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết và số người bị thương.
- Kết quả thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức vụ Công an xã. Trên địa bàn huyện Hoa Lư đã bố trí 11/11 xã, thị trấn là công an chính quy.
* Chỉ tiêu số 9.2: Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- Tổng số dịch vụ công thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của huyện là: 306 TTHC.
- Số dịch vụ công được công khai trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh: 306 TTHC, trong đó:
+ Cung cấp dịch vụ công ở mức độ 4 (Trực tuyến toàn trình): 168 TTHC, đạt 54,9%.
+ Cung cấp dịch vụ công ở mức độ 3 (Trực tuyến một phần): 124 TTHC, đạt 40,5%.
+ Cập nhật trện hệ thống một cửa điện tử ở mức độ 2: 14 TTHC, chiếm 4,6%.
- 100% thuộc thẩm quyền giải quyết được tổ chức tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng quy trình theo dõi việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết trên Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh theo quy định.
+ Từ 01/01/2021 đến 31/12/2021, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 14.181 hồ sơ, trong đó: UBND huyện tiếp nhận 778 hồ sơ (tiếp nhận dịch vụ công mức độ 2 là 0 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 3 là 41 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 4 là 737 hồ sơ, kỳ trước chuyển qua 0 hồ sơ; tiếp nhận trực tuyến 713 hồ sơ, đạt 90,4%). UBND cấp xã tiếp nhận 13.403 hồ sơ (tiếp nhận dịch vụ công mức độ 2 là 10 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 3 là 1.717 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 4 là 11.676 hồ sơ, kỳ trước chuyển qua 0 hồ sơ; tiếp nhận trực tuyến 6.575 hồ sơ, đạt 49,05%).
+ Từ 01/01/2022 đến 31/12/2022, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 10.615 hồ sơ, trong đó: UBND huyện tiếp nhận 1.091 hồ sơ (tiếp nhận dịch vụ công mức độ 2 là 0 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 3 là 152 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 4 là 939 hồ sơ, kỳ trước chuyển qua 2 hồ sơ; tiếp nhận trực tuyến 896 hồ sơ, đạt 82,1%). UBND cấp xã tiếp nhận 9.524 hồ sơ (tiếp nhận dịch vụ công mức độ 2 là 15 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 3 là 2.027 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 4 là 7.482 hồ sơ, kỳ trước chuyển qua 1 hồ sơ; tiếp nhận trực tuyến 6.554 hồ sơ, đạt 68,8%).
+ Từ 01/01/2023 đến 22/5/2023, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 4.486 hồ sơ, trong đó: UBND huyện tiếp nhận 396 hồ sơ (tiếp nhận dịch vụ công mức độ 2 là 0 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 3 là 39 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 4 là 357 hồ sơ, kỳ trước chuyển qua 13 hồ sơ; tiếp nhận trực tuyến 385 hồ sơ, đạt 97,2%). UBND cấp xã tiếp nhận 4.090 hồ sơ (tiếp nhận dịch vụ công mức độ 2 là 1 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 3 là 1.309 hồ sơ; tiếp nhận dịch vụ công mức độ 4 là 2.780 hồ sơ, kỳ trước chuyển qua 4 hồ sơ; tiếp nhận trực tuyến 1.396 hồ sơ, đạt 34,1%).
- 100% hồ sơ đều được áp dụng quy trình theo dõi việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết trên Hệ thống một cửa điện tử.
c. Tự đánh giá: Huyện Hoa Lư đạt chuẩn tiêu chí số 9 - An ninh, trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được
Qua 07 năm triển khai thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Hoa Lư đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong toàn huyện Hoa Lư, người dân thực sự là chủ thể của chương trình và Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Hoa Lư đã đạt được nhiều kết quả nổi bật: Diện mạo nông thôn được đổi mới, ngày càng khang trang, sạch, đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, có sự phân công, phân cấp quản lý, đầu tư cụ thể với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương...; văn hóa, xã hội phát triển, môi trường được bảo vệ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững. Sau 07 năm triển khai xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, từ một huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, đến nay đã có 6/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đạt 60% số xã; huyện Hoa Lư đạt chuẩn 9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025; những điểm nổi bật trong triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới:
- Phong trào thi đua xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao được triển khai sâu rộng, tạo không khí thi đua sôi nổi khắp làng quê: Với phương pháp, cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và công khai, minh bạch đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong xây dựng thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, người dân thực sự vào cuộc và là chủ thể của chương trình. Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp, đặc biệt là các phong trào "Giảm nghèo bền vững", "Thắp sáng làng quê", "hộ nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi"; xây dựng các mô hình: "Nhà sạch vườn đẹp", "Thùng rác xanh, môi trường sạch", xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường bích họa, tuyến đường "xanh, sạch, đẹp, an toàn"; tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở; tự quản an toàn giao thông; tổ phụ nữ 5 không 3 sạch; camera an ninh phòng chống tội phạm...Triển khai thực hiện vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công, nguyên vật liệu và hiến đất, tài sản xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế: Hạ tầng được quan tâm đầu tư đồng bộ làm thay đổi diện mạo của địa phương, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống và phúc lợi cho Nhân dân. Trong giai đoạn 2016 - 2022 có trên 100 công trình, dự án được đầu tư, có nhiều dự án trọng điểm của Huyện đã được đưa vào sử dụng như: xây dựng cụm công trình hạ tầng kỹ thuật Cum công nghiệp Đá mỹ nghệ Ninh Vân; nâng cấp trạm bơm Cầu Nấm và hệ thống kênh tưới, đường giao thông nội đồng xã Ninh Thắng; công trình Trung tâm Văn hóa huyện Hoa Lư…; từng bước hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống giao thông trên địa bàn huyện; hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác ngày càng đồng bộ. Đặc biệt, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, đến nay 10/10 xã trên địa bàn huyện Hoa Lư có cơ sở hạ tầng đáp ứng đạt chuẩn nông thôn mới; 6/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
- Chuyển đổi phương thức sản xuất từ tự cung, tự cấp sang phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Sản xuất theo quy mô hàng hóa nông nghiệp tập trung, trọng tâm là xây dựng các vùng sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái, vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ, áp dụng cơ giới hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng giá trị trên 1 ha đất canh tác đạt 141,5 triệu đồng/ha; tạo lập và quản lý nhãn mác, bao bì thương hiệu sản phẩm. Các sản phẩm OCOP đã dần khẳng định được vị thế trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đến năm 2022, toàn huyện có 14 sản phẩm đạt sao OCOP[2].
2. Tồn tại, hạn chế:
- Việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số xã còn chậm; phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” chưa đồng đều ở các địa phương.
- Sản xuất hàng hóa nông nghiệp các sản phẩm chủ lực của địa phương phát triển mạnh về số lượng, tuy nhiên việc gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản còn nhiều hạn chế.
- Các Hợp tác xã được thành lập nhưng một số HTX tổ chức bộ máy thiếu chặt chẽ, hiệu quả sản xuất - kinh doanh còn thấp; chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến nông nghiệp trên địa bàn.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Xuất phát điểm của huyện Hoa Lư khi triển khai Chương trình nông thôn mới năm 2011 rất thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu sự đồng bộ, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường,… cần nhiều nguồn lực đầu tư lớn;
- Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa được liên tục và sâu rộng. Một số bộ phận người dân chưa nhận thức đúng vai trò chủ thể của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, do vậy chưa tích cực, chủ động và tự nguyện trong đóng góp xây dựng nông thôn mới.
- Đội ngũ cán bộ phụ trách nông thôn mới toàn bộ là kiêm nhiệm, trong khi đó khối lượng công việc rất lớn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng nông thôn mới.
- Là huyện có địa hình khá phức tạp, diện tích canh tác không nhiều, chủ yếu đồng chiêm trũng xen lẫn núi đá, điều kiện canh tác khó khăn.
4. Bài học kinh nghiệm:
Một là, Xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên địa bàn nông thôn do đó phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Mọi việc làm phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, phát huy vai trò của cộng đồng, quán triệt sâu sắc nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
Hai là, Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền phải đồng bộ, nhất quán và liên tục, phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp phải xây dựng chương trình, quy chế làm việc, phân công và giao trách nhiệm cho mỗi tập thể, cá nhân, đặc biệt phải phát huy được vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.
Ba là, Cần coi trọng công tác xây dựng bộ máy để tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp (cơ quan thường trực, cán bộ chuyên trách) và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Tuân thủ chế độ sơ tổng kết, giao ban, kiểm điểm tiến độ triển khai, trong đó có trách nhiệm của tập thể, cá nhân được phân công.
Bốn là, Xây dựng nông thôn mới phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, tránh dập khuôn, máy móc. Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu mang tính động lực, chú trọng đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, công tác môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện thường xuyên, liên tục.
Năm là, Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở sở sở, theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”.
Sáu là, Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo giỡ khó khăn vướng mắc của cơ sở. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
PHẦN III
KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ
NÔNG THÔN MỚI
I. QUAN ĐIỂM
Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Xây dựng nông thôn mới đảm bảo “Thiết thực, Hiệu quả, Toàn diện và Bền vững.
Trong xây dựng nông thôn mới phải lấy Nông dân là chủ thể. Phải gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn. Mục tiêu cao nhất trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.
Phát triển nông thôn toàn diện, đáp ứng các mục tiêu của phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh". Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường văn hóa được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2023-2025 tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới với phương châm phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu bảo đảm phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị theo quy hoạch.
- Năm 2025
+ Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 trong Quý III năm 2023; Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, trình Hội đồng thẩm định Trung ương và được Thủ tướng Chính phủ công nhận Quý IV năm 2023.
+ Duy trì huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; giữ vững 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Ninh Hòa) và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Ninh An). Có thêm ít nhất 05 thôn, xóm được công nhận đạt chuẩn thôn, xóm kiểu mẫu.
- Năm 2024: Duy trì huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; toàn huyện có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (Ninh Giang, Ninh Mỹ, Trường Yên, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Hòa) và toàn huyện có trên 70% số thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Năm 2025:
+ Tiếp tục duy trì huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và hướng tới xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với thế mạnh là phát triển du lịch, dịch vụ và 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu 90% thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.
+ Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch dịch vụ và theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn toàn huyện. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất đạt trên 160 triệu đồng/ha/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 28.000 tấn.
+ Tăng cường thu hút đầu tư; đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ là mũi nhọn; phát triển, mở rộng sản phẩm đá mỹ nghệ, thêu ren truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái làm nòng cốt. Phấn đấu, nâng thu nhập người dân khu vực nông thôn đến năm 2025 đạt trên 90 triệu đồng/người/năm; toàn huyện không còn hộ nghèo (trừ các hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Về công tác quy hoạch
- Tiếp tục thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014; Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng quẩn thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
- Thực hiện các đồ án theo quy hoạch phân khu đã được phê duyệt gồm: Phân khu 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C, Phân khu Khu vực trung tâm Ninh Hải – Ninh Thắng (4-1), Phân khu nông thôn (4-4).
- Phối hợp với các Sở, ngành hoàn thiện đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng các khu vực trong Quần thể danh thắng Tràng An (các khu 3-1, 3-2, 3-3); phân khu Ninh Vân (4-2).
- Xây dựng danh mục các quy hoạch sử dụng nguồn vốn xã hội hoá trên địa bàn huyện để thu hút các nhà đầu tư quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí lập quy hoạch.
- Tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu dân cư, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất gắn với trung tâm cụm xã, thị trấn, cụm làng nghề; gắn kết thuận lợi với hệ thống hạ tầng khung, đảm bảo phục vụ phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện.
2. Về giao thông
- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng các công trình giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã và phù hợp với quá trình đô thị hóa.
- Tiếp tục bảo trì, bảo dưỡng, bổ sung các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ…) đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn.
3. Thủy lợi & Phòng chống thiên tai
- Tiếp tục bảo trì, bảo dưỡng, đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi do huyện quản lý.
- Thực hiện nghiêm việc kiểm kê, kiểm soát nguồn nước thải xả thải vào các công trình thủy lợi huyện; xây dựng mô hình xử lý nước thải, nước mặt đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ.
4. Về Điện
- Tổ chức rà soát, di chuyển các cột điện và hệ thống điện ảnh hưởng đến giao thông và có nguy cơ gây mất an toàn điện. Chỉnh trang hệ thống dây điện và cáp viễn thông đảm bảo an toàn và mỹ quan.
- Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố lưới điện; kiên quyết xử lý những vụ vi phạm an toàn công trình lưới điện
5. Về Y tế - Văn hóa – Giáo dục
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân; thực hiện tốt thông tuyến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong khám, phòng và chữa bệnh, liên thông công nhận kết quả khám, xét nghiệm, quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao. Duy trì, nâng cao chất lượng chuẩn quốc gia về y tế xã, giữ vững mức sinh thay thế, duy trì tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức hợp lý; thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, duy trì đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân trên 95% dân số. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện.
- Nâng cao chất lượng các phong trào, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, khu phố văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”,... Triển khai rộng khắp việc thực hiện hương ước, quy ước, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa – khu thể thao các xã và các thôn, xóm đảm bảo thực hiện đầy đủ công năng, nhiệm vụ theo quy định tại các nhà văn hóa – khu thể thao.
- Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện con người Hoa Lư thân thiện, thanh lịch.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trường học đã xuống cấp đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học.
6. Môi trường
Tiếp tục thực hiện tốt việc phân loại các chất thải tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt. Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải. Tập trung xử lý chất thải độc hại, chất thải y tế. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải, xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; tăng cường năng lực quan trắc, giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra, vận động các xã có làng nghề, các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo vệ môi trường theo phương án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kiểm soát, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trên địa bàn huyện.
7. Chất lượng môi trường sống
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên và môi trường; nâng cao nhận thức cộng đồng, hình thành về ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với thực hiện hiệu quả phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Đề án phân loại và xử lý rác thải hộ gia đình”, đẩy mạnh các mô hình “ Xây dựng tuyến đường hoa, tuyến đường bích họa, tuyến đường xanh – sạch – đẹp – an toàn…”. Thực hiện phân loại các chất thải tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt. Thường xuyên phát động và tổ chức phong trào toàn dân làm vệ sinh môi trường. Tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa và lắp đặt hệ thống đường điện chiếu sáng trên các tuyến đường, ngõ xóm. Thường xuyên thu gom rác thải dọc các tuyến kênh, tuyến đê sông đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Tuyên truyền vận động hộ chăn nuôi xây dựng bể biogas và sử dụng đệm lót trong chăn nuôi.
- Tiếp tục sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung đảm bảo cấp nước thường xuyên, liên tục phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
- Tiếp tục vận động các hộ dân sử dụng nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn từ các công trình cấp nước vệ sinh.
8. An ninh – Quốc phòng
- Nâng cấp, sửa chữa và lắp đặt bổ sung hệ thống Camera an ninh trên địa bàn huyện.
- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng theo quy định góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện đảm bảo giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng NTM.
- Tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng lực lượng công an xã chính quy, trong sạch, vững mạnh; thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ sở, không để khiếu kiện đông người, kéo dài vượt cấp; kiềm chế tệ nạn xã hội ở nông thôn.
Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm 2023 của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư trình Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thẩm tra, trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023./.
Nơi nhận: - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Tỉnh ủy Ninh Bình; - UBND tỉnh Ninh Bình; - Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; - Thường trực Huyện ủy; - Thường trực HĐND huyện; - Chủ tịch, các PCT UBND huyện; - Các đ/c thành viên BCĐ huyện; - Các phòng, ngành, đoàn thể của huyện; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu: VT, VPĐP. |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Hưng |
Nguồn Sưu tầm
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?